Hotline: 0949.801.881 (8h - 12h, 13h30 - 17h)
Thông báo của tôi

Trà ô long: tìm hiểu nguồn gốc, hướng dẫn cách pha cho người mới bắt đầu [2020]

Trà ô long: tìm hiểu nguồn gốc, hướng dẫn cách pha cho người mới bắt đầu [2020]

Trà ô long (trà oolong) là một loại trà có nguồn gốc từ Trung Quốc, nổi tiếng tại Đài Loan và được ưa chuộng trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, trà ô long là một thức trà hết sức phổ biến, tương tự như trà xanh, trà đen.

Vậy trà ô long có đặc điểm gì khác biệt, cách pha và thưởng thức trà ô long như thế nào? Hãy cùng Trà Chính Sơn tìm hiểu thêm ngay trong bài viết dưới đây.

Trà ô long là gì? Nguồn gốc và của trà ô long

trà ô long

Trà ô long có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, sau đó được du nhập sang Đài Loan. Chính tại đây, danh tiếng của loại trà này còn được nhân lên gấp bội, bởi địa lý và khí hậu Đài Loan vô cùng thích hợp để cây trà phát triển và người dân tại đây dần hình thành được những phương thức sản xuất trà đặc biệt, tạo nên nhiều loại trà ô long đặc sắc.

Hiện nay trà ô long được trồng ở nhiều nơi, trong đó có vùng Lạng Sơn, Lâm Đồng của Việt Nam. Các giống trà được sản xuất phổ biến đó là Cao Sơn Đài Loan, Tứ Quý, Kim Tuyên, Thúy Ngọc...

Ô long có nghĩa là rồng đen, thể hiện hình dáng của trà sau khi đã chế biến: lá trà xoăn dài hoặc cuộn lại thành viên tròn màu xanh đen, vẫn còn một phần lá chìa ra như hình dáng rồng. Xét về phương pháp chế biến, ô long thường được gọi là trà bán lên men, đây chính là sự khác biệt của loại trà này với trà xanh (trà diệt men) hay trà đen (trà lên men toàn phần).

Quá trình lên men tạo nên thành phẩm trà với màu sắc và hương vị khác nhau. Mức độ lên men của trà xanh là 0%, của trà đen là từ 90% đến 100%, trong khi đó trà ô long dao động từ 8% đến 85%, tức là chỉ lên men một phần (bán lên men). Nhờ vậy, trà ô long có vừa có vị thanh nhẹ, vừa dậy hương ấn tượng. Lên men các nhiều thì vị trà lại càng đậm đà, nước trà cũng đậm màu hơn.

Các công đoạn sản xuất trà ô long

sản xuất trà ô long

Thu hái lá trà: người trồng trà lựa chọn các búp đủ tiêu chuẩn, thu hái và để ở nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt. Trà thường được vận chuyển đến cơ sở sản xuất, nhà máy trong khoảng 2 tiếng sau khi được thu hoạch.

Làm héo: trà được làm héo dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong phòng đặc biệt với mục đích làm thoát bớt hơi nước và làm dậy hương trà.

Lên men: trà làm dập bằng một số cách như quay, rung, lắc (tùy vào cách thức sản xuất của từng cơ sở, địa bàn). Các tế bào trong lá trà được tiếp xúc nhiều hơn với không khí sẽ bắt đầu quá trình oxy hóa, thay đổi về màu sắc và vị trà. Người ta có thể điều chỉnh để đạt mức độ lên men như ý muốn.

Xào trà: công đoạn này còn gọi là sao trà, để giảm độ ẩm của trà, phá vỡ hoạt tính enzim, cân bằng mức độ oxy hóa.

Vò chuông: trà được cho vào máy và vò liên tục để làm mềm, giúp các tinh chất ngấm vào trà, tạo hương vị ấn tượng.

Tạo hình: trà được nhào, vo thủ công hoặc bằng máy để tạo ra một trong hai hình dạng là dạng lá dài hơi xoăn hoặc dạng viên tròn nhỏ có đuôi.

Sấy khô: sấy khô giúp định hình lá trà, thoát nốt hơi ẩm còn sót lại, lưu giữ hương thơm và vị trà. Sau bước sấy lần đầu trà có thể được rang thêm một lần nữa, tạo hương vị nồng nàn hơn.

Cách pha trà ô long ngon

Bước 1 Chuẩn bị nước và dụng cụ

Chuẩn bị nước sạch tinh khiết để pha trà. Nhiệt độ lý tưởng để pha trà ô long là 90 - 96 độ C. Sau khi đun sôi bạn để nguội bớt trong khoảng 5-7 phút rồi mới pha trà. Tráng ấm và chén trà bằng nước nóng để khi pha ấm được nóng đều, giúp trà dậy vị.

Bước 2 Đánh thức hương trà

Cho 3g trà vào ấm, 1g trà tương ứng với khoảng 50ml nước, dựa vào đó bạn có thể điều chỉnh lượng trà - nước cho vừa ý. Đổ một chút nước xâm xấp mặt trà, xoay ấm vài lần sau đó đổ nước đi.

Bước 3 Ủ trà ô long

Cho khoảng 150ml nước nóng vào ấm, đậy nắp ấm và chờ trong khoảng 40 giây để trà ngấm. 

Bước 4 Thưởng thức trà

Trà ô long khi ngâm nước nóng sẽ nở tung cánh trà, nước trà thơm nhẹ, màu nước trong. Lúc này bạn rót trà ra chén để thưởng thức. Nếu rót nhiều chén, hãy lưu ý rót mỗi chén một chút, quay vòng đến khi đầy chén, để ai cũng có thể thưởng thức từng lớp hương vị của trà.

Khi uống hết bạn có thể thêm nước nóng vào ấm 3 - 5 lần nữa, tùy theo khẩu vị thích uống trà đậm hay nhẹ. Lần hãm sau nên để thời gian ủ trà lâu hơn lần trước.

Công thức pha chế trà ô long hấp dẫn không thể bỏ qua

Cách pha trà sữa ô long

trà sữa ô long

5g trà ô long

150ml nước nóng

1 thìa sữa đặc (10ml)

40ml kem béo Rich

1 thìa đường (thêm bớt tùy theo khẩu vị)

Đá viên

Topping trân châu đen, thạch tùy thích

  • Ủ trà với nước nóng trong vòng 15 phút, lọc bỏ bã lấy phần nước cốt.

  • Cho các nguyên liệu vào bình lắc, khuấy đều cho đường và sữa tan bớt.

  • Thêm đá viên vào bình lắc, đậy nắp và lắc đều trong khoảng 10 giây.

  • Đổ trà ra ly, thêm topping và thưởng thức.

Cách pha trà ô long vải

trà ô long vải

5g trà ô long

150ml nước nóng

10ml siro vải Monin (mua tại các cửa hàng bán nguyên liệu pha chế)

10ml nước chanh

20g đường

Đá viên

4 quả vải tươi bỏ hạt

  • Ủ trà với nước nóng trong vòng 15 phút, lọc bỏ bã lấy phần nước cốt.

  • Cho các nguyên liệu vào bình lắc, khuấy đều.

  • Thêm đá viên vào bình lắc, đậy nắp và lắc đều trong khoảng 10 giây.

  • Cho vải tươi vào ly, đổ trà vào và thưởng thức.

Mua trà ô long ở đâu?

Trà Chính Sơn với 20 năm kinh nghiệm, luôn mang đến các sản phẩm trà chất lượng cho người tiêu dùng. Sản phẩm Ô Long Rang, Ô Long Sữa, Ô Long Hồng Trà hiện đã có mặt tại:

  • 257 Quan Nhân, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • 81 Lê Văn Hưu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Mua online ngay tại đây.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu trà ô long chất lượng cho pha chế. Chỉ cần nhấn vào banner và để lại thông tin để nhận tư vấn, báo giá chi tiết.

Nguyên liệu trà pha chế trà sữa

Đang xem: Trà ô long: tìm hiểu nguồn gốc, hướng dẫn cách pha cho người mới bắt đầu [2020]