Hotline: 0949.801.881 (8h - 12h, 13h30 - 17h)
Thông báo của tôi

Mở quán trà sữa: 10 bước cần làm để kinh doanh thành công [2021]

Mở quán trà sữa: 10 bước cần làm để kinh doanh thành công [2021]

Trong những năm gần đây, thị trường đồ uống Việt Nam trở nên hết sức sôi động với sự phát triển của các thương hiệu trà sữa. Hàng chục thương hiệu, hàng trăm cửa hàng trà sữa mọc lên và cạnh tranh với nhau, mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn. Mặc dù đã giảm bớt nhiệt nhưng trà sữa vẫn là đồ uống chiếm ưu thế hàng đầu trên thị trường. Và nếu bạn có dự định mở quán trà sữa, hãy tham khảo ngay các bước sau đây nhé!

 

Các bước mở quán trà sữa 2021

  1. Nghiên cứu thị trường để mở quán trà sữa

  2. Xác định khách hàng mục tiêu

  3. Xác định nguồn vốn và mô hình quán trà sữa

  4. Lên kế hoạch mở quán trà sữa và hoạt động sau đó

  5. Hoàn thiện thủ tục pháp lý

  6. Tìm địa điểm và thiết kế, thi công quán

  7. Xây dựng menu và chuẩn bị nguyên liệu, máy móc

  8. Thuê nhân sự và đào tạo nhân sự 

  9. Chuẩn bị sự kiện khai trương

  10. Cải thiện và tiếp tục vận hành quán

 

1. Nghiên cứu thị trường để mở quán trà sữa

mở quán trà sữa

Trong một thị trường có quá nhiều thương hiệu danh tiếng, quá nhiều đối thủ thì bạn cần biết mình là ai, vị trí của mình đang ở đâu và bạn mong muốn vị thế nào trong tương lai. Nghiên cứu thị trường là việc xem xét xu hướng hiện nay là gì, dự kiến xu hướng trong thời gian tới để bắt kịp.

Khách hàng uống trà sữa hiện nay chủ yếu là các bạn trẻ, nhưng họ quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của trà sữa: có nhóm yêu thích giá rẻ, có nhóm thích sự độc đáo của các nguyên liệu đặc biệt, có nhóm thích một ly trà sữa phải thật bắt mắt...

Tìm hiểu một xu thế và tạo ra sản phẩm trà sữa đáp ứng xu thế là điều bạn nên làm, bên cạnh đó hãy tạo cho mình một điểm khác biệt, thị trường hiếm có hoặc chưa có để tạo cho mình sức cạnh tranh đột phá. Đừng ngại tham khảo các trường hợp kinh doanh trà sữa thành công để lấy kinh nghiệm, sau đó bạn hãy liệt kê một vài ý tưởng ra để lựa chọn. 

2. Xác định khách hàng mục tiêu

Bạn sẽ phục vụ trà sữa cho ai? Nếu câu trả lời là giới trẻ thì quá chung chung, và điều đó có thể khiến bạn gặp khó khăn trong kinh doanh sau này. Bạn nên xác định khách hàng của mình với các thông tin cụ thể hơn, bao gồm giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, điều họ quan tâm đến nhất khi thưởng thức trà sữa, khả năng tài chính… Bạn có thể chọn ra một vài tập khách hàng nổi bật và tập trung phục vụ tốt cho các nhóm đó. 

mở quán trà sữa

Ví dụ:

Đối tượng sinh viên 18-22 tuổi, chủ yếu là nữ, thích sự tiện lợi, giá rẻ, hương vị đa dạng.

Đối tượng nữ 23-27 tuổi, làm việc trong công sở, thích trà sữa với hương vị tinh tế, nguyên liệu cao cấp, ít béo, có nhu cầu gọi ship trà sữa nhiều.

3. Xác định nguồn vốn và mô hình quán trà sữa

Sau khi đã có ý tưởng và vẽ được chân dung khách hàng, bạn cần xem lại mình có bao nhiêu tiền để thực hiện dự định. Tùy vào mô hình quán mà chi phí có thể rất khác biệt:

  • Mở quán trà sữa online: vốn ít, không cần mặt bằng nhiều.

  • Mở quán trà sữa xe đẩy, quán nhỏ: vốn chỉ từ 10 - 20 triệu

  • Tự mở quán trà sữa với thương hiệu riêng: vốn từ 50 triệu đến không giới hạn

  • Mở quán trà sữa theo mô hình nhượng quyền thương hiệu: vốn từ 200 triệu đến 500 triệu, trong đó khoảng 50 - 150 triệu là chi phí để bạn được thương hiệu nhượng quyền kinh doanh cho. 

4. Lên kế hoạch mở quán trà sữa và hoạt động sau đó

Xác định xong nguồn vốn và mô hình quán, bạn cần lập kế hoạch để phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả. Hãy lập danh sách những việc cần làm cho đến ngày mở quán kèm theo chi phí dự tính, đơn vị và nhân sự thực hiện. Thông thường để mở quán trà sữa bạn cần chi tiền cho những việc sau:

  • Phí thuê mặt bằng, hoàn thiện nội thất

  • Phí nhượng quyền nếu kinh doanh theo mô hình nhượng quyền

  • Phí mua công thức, nguyên liệu, máy móc

  • Phí thuê nhân sự

  • Chi phí marketing, chi phí cho hoạt động ưu đãi

Chi phí dự tính càng chi tiết càng tốt và trong quá trình thực hiện, bạn nên cân nhắc để sử dụng số vốn hiệu quả, tránh để một loại chi phí nào bị vượt quá khiến ngân sách mất cân bằng.

5. Hoàn thiện thủ tục pháp lý

Hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh cho quán là một việc rất quan trọng để đảm bảo quán khai trương và hoạt động được suôn sẻ. Hãy tham khảo thủ tục chi tiết tại các trang web chính thức của chính quyền.

Bên cạnh đó bạn cần quan tâm đến các hợp đồng nhượng quyền nếu có, hợp đồng cho thuê mặt bằng, hợp đồng thiết kế quán và mua bán, đảm bảo các điều khoản hợp lý, tránh tranh chấp xảy ra sau khi quán đã đi vào vận hành. 

6. Tìm địa điểm và thiết kế, thi công quán

Địa điểm đẹp, nhiều người qua lại quyết định khá nhiều đến sự thành công của quán. Tùy vào số vốn của mình bạn có thể lựa chọn địa điểm phù hợp. Hiện nay hầu hết các quán trà sữa đều hoạt động song song hai hình thức là phục vụ tại quán và giao hàng. Nhiều quán thậm chí chỉ cần một không gian rất nhỏ để pha chế, tập trung hơn vào giao hàng. Vì thế thuê mặt bằng sao cho thuận tiện với cách thức hoạt động của quán cũng là điều bạn nên cân nhắc.

mở quán trà sữa

Nếu bạn muốn tạo ấn tượng với khách hàng bằng một không gian đẹp, phục vụ nhu cầu tới làm việc, học tập, giao lưu, chụp ảnh check in thì cần thiết kế không gian quán phù hợp. Lúc này bạn sẽ cần tìm kiếm một đơn vị thiết kế, thi công riêng với chi phí dao động từ 50 đến 200 triệu để đảm bảo không gian quán đẹp, khu vực pha chế hợp lý, dễ dàng lắp các thiết bị, đường nước.

7. Xây dựng menu và chuẩn bị nguyên liệu, máy móc

Dù kinh doanh trà sữa online hay mở quán theo chuỗi, bạn đều cần có menu, nguyên liệu và một số dụng cụ, thiết bị hỗ trợ pha chế. Có nhiều cách để bạn xây dựng menu và công thức pha chế: tham khảo công thức từ nhiều nguồn trên mạng và thử nghiệm, tự mình sáng tạo, đi học pha chế, hoặc sử dụng công thức có sẵn sau khi được nhượng quyền.

mở quán trà sữa

Sau khi đã có menu, bạn sẽ lên được danh sách các nguyên liệu cần thiết, trong đó quan trọng nhất vẫn là trà - nguyên liệu làm nên hồn cốt trà sữa, tiếp đó là sữa, bột sữa, đường, siro, kem tươi, đá viên… Các dụng cụ, thiết bị thường có trong quán trà sữa đó là ly cốc, ống hút, bình lắc, bình ủ trà, tủ lạnh, máy xay, máy dập nắp...

Có thể bạn quan tâm:

Địa chỉ mua nguyên liệu cho quán trà sữa

Công thức các loại trà sữa phổ biến nhất

Cách pha chế các loại trà trái cây hấp dẫn

8. Thuê nhân sự và đào tạo nhân sự 

Nhân sự là một yếu tố quan trọng trong quá trình vận hành của quán, tác động đến chất lượng dịch vụ của quán. Vì vậy hãy tìm kiếm những nhân sự có tố chất tốt, phù hợp cho các vị trí chính là pha chế, phục vụ, thu ngân trong thời gian lâu dài, ít nhất là trong vài tháng đầu sau khi khai trương. 

Bất cứ hình thức quán nào cũng cần có một quy trình làm việc cụ thể, nội quy quán để mọi người tuân thủ, có cơ sở đánh giá hiệu quả công việc. Vì vậy hãy chú trọng việc soạn thảo một tài liệu nội bộ bao gồm các công thức pha chế, cung cách phục vụ và quy định thưởng phạt để nhân sự trong quán cùng thực hiện nhé.

9. Chuẩn bị sự kiện khai trương

Trước sự kiện khai trương bạn cần kiểm tra tất cả mọi thứ không gian quán, chất lượng đồ uống, nguồn nguyên liệu để phục vụ đầy đủ cho khách hàng vào ngày đầu tiên hoạt động. Bạn cũng cần một chương trình ưu đãi hấp dẫn một băng rôn bắt mắt để thu hút khách hàng đến với quán mình. Bên cạnh đó các hoạt động quảng bá cho quán như chạy quảng cáo trực tuyến, phát tờ rơi nên được thực hiện khoảng 1 tuần trước ngày khai trương chính thức.

10. Cải thiện và tiếp tục vận hành quán

mở quán trà sữa

Sau đợt khai trương là lúc bạn tính toán và xem xét lại nguồn lực để phục vụ khách hàng tốt hơn, xem doanh thu đã đạt được bao nhiêu, dự tính doanh thu trong 1 tháng tới và có các hoạt động cải thiện quán. Trong thời đại công nghệ, khách hàng ưa chuộng dịch vụ giao hàng tận nơi như hiện nay thì quán nên hợp tác với các dịch vụ vận chuyển để tăng doanh số online. 

Trên đây là một số bước cơ bản nhất để giúp bạn mở quán trà sữa trong năm 2021. Chúc bạn thành công với dự định của mình.

Nguyên liệu trà pha chế trà sữa

Đang xem: Mở quán trà sữa: 10 bước cần làm để kinh doanh thành công [2021]