Bạn đã biết đến trà Trung Quốc đa dạng, trà Nhật tinh tế, trà Anh sang trọng, vậy còn trà Nga thì sao? Hãy cùng khám phá phong cách thưởng thức trà của người Nga.
Từ thế kỉ 17, trà Nga đã trở thành một phần quan trọng của đất nước châu Âu này. Chính người Mông Cổ đã đưa trà vào Nga, như một món quà cho Nga Hoàng Michael Đệ Nhất. Trà dần trở nên phổ biến trong bữa ăn hàng ngày và tập tục của người Nga.
Vào thời điểm đó, nước Nga đang tiến hành xâm lược khu vực Siberia, nơi những người đi khai phá phải sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt với khí hậu cực lạnh và thiếu thốn đồ ăn thức uống. Trà được thêm vào bữa ăn hàng ngày bới đặc tính ấm nóng, hương thơm nống đượm.
Ngày nay, hơn 80% người dân Nga thưởng thức trà mỗi ngày. Mặc dù trà có nguồn gốc từ châu Á nhưng người Nga đã phát triển nên văn hóa trà Nga đặc sắc của riêng mình, với nhưng hương vị riêng, cách thưởng thức riêng.
Nói tới trà Nga, người ta thường nghĩ đến trà Russian Caravan, một loại trà với vị mạnh, màu đậm với vị ngọt nhẹ, ám khói. Đây là sự kết hơp giữa trà lapsang, trà souchong, trà ô long và trà keemun.
Lẽ ra loại trà này không có hương vị như được hun khói, tất cả là do quá trình vận chuyển đã tạo nên hương vị đặc biệt của loại trà này. Thời xưa chuyển trà từ Trung Quốc tới Nga phải mất 6 tháng, các thương phải dừng lại giữa đường để dựng trại nghỉ ngơi. Chính khói lửa từ lán trại đã ám vào trà để gần đó, tạo nên hương vị có một không hai.
Trong khi ở Mỹ người ta thường có một ly cà phê trên bàn làm việc, trong lúc trò chuyện, thì người Nga lại uống trà. Người ta thường mua trà gói, các loại trà pha sẵn cho tiện, nhưng pha trà theo lối truyền thống ở Nga vẫn rất phổ biền.
Dụng cụ uống trà
Tại Nga trà được pha trong một loại ấm gọi là samovar. Ấm samovar được làm bằng đồng, niken, thậm chí có loại bằng vàng, bạc đắt tiền. Trước đây ấm samovar có một ống rỗng chạy dọc theo thân ấm, xuống tới chỗ có than và củi để đun nóng. Ngày nay ấm samovar vẫn có vẻ ngoài bắt mắt đúng kiều truyền thống, nhưng bên trong lại có bộ phận làm nóng bằng điện tiện lợi hơn. Một ấm nhỏ hơn gọi là zavarnik được đặt trên cùng ấm samovar, để ủ trà cực đậm, còn ấm samovar chỉ chứa nước.
Khi thưởng thức trà, người ta lấy một lượng trà rất nhỏ ở trên vào chén, sau đó thêm nước nóng từ ấm samovar. Chén trà kiểu Nga thường để trên đĩa trà làm bằng kim loại với hoa văn rất đẹp
Tập tục uống trà
Trà ở Nga thường được phục vụ với vài viên đường nhỏ, một chút sữa đặc hoặc mật ong. Các món dùng kèm thường là bánh mì, kết hợp với bơ, mắt, xúc xích lạnh thái móng, phô mai và bánh ngọt.Khách đến nhà được chủ nhà chào đón bằng trà như một lời chào thân thiện. Nếu ghé thăm nước Nga, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức trà với người bản địa để hiểu hơn về người Nga và phong tục tập quán của họ.