Hotline: 0949.801.881 (8h - 12h, 13h30 - 17h)
Thông báo của tôi

Chi phí mở quán trà sữa là bao nhiêu?

Chi phí mở quán trà sữa là bao nhiêu?

Trong bối cảnh lĩnh vực F&B (Food and Beverage) phát triển, kinh doanh trà sữa đang là ngành dịch vụ hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận. Do đó rất nhiều người muốn tham gia vào thị trường trà sữa với mong muốn thành công. Tuy nhiên mở quán trà sữa không phải trò chơi may rủi, bạn cần chuẩn bị nguồn vốn và dự trù các chi phí một cách cẩn thận để giảm bớt rủi ro. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn quản lý chi phí mở quán trà sữa hiệu quả, hãy cùng khám phá nào!

 

Nội dung chính

1. Bạn cần bao nhiêu tiền để mở quán trà sữa?

2. Tính toán chi phí mở quán trà sữa

2.1 Chi phí thuê mặt bằng mở quán trà sữa

2.2 Chi phí xây dựng thương hiệu hoặc mua nhượng quyền thương hiệu trà sữa

2.3 Chi phí thi công, trang trí quán trà sữa

2.4 Chi phí mua nguyên liệu và thiết bị

2.5 Chi phí thuê nhân sự

2.6 Chi phí marketing

2.7 Chi phí khai trương quán

2.8 Chi phí vận hành

2.9 Chi phí dự phòng

 

1. Bạn cần bao nhiêu tiền để mở quán trà sữa?

chi phí mở quán trà sữa

Nguồn vốn để khởi nghiệp với trà sữa dao động từ 10 triệu đồng đến không giới hạn. Vì sao chỉ với 10 triệu đồng bạn đã có thể kinh doanh trà sữa? Đó là bởi hiện nay các hình thức mua hàng trực tuyến và ứng dụng giao hàng nhanh phát triển, cho phép chủ quán trà sữa bán hàng online mà không cần đến mặt bằng quán rộng hay không gian quán. 

Chỉ cần 10 triệu là bạn đã trang bị cho mình được các nguyên liệu và dụng cụ pha chế cơ bản, tận dụng không gian ngay tại nhà để bán hàng. Tuy nhiên đó là hình thức kinh doanh khá nhỏ lẻ và chưa được chuyên nghiệp.

Để mở một quán trà sữa có không gian cho khách hàng thưởng thức đồ uống, phát triển thương hiệu bền vững thì bạn cần ít nhất 100 triệu. Chi phí mở quán trà sữa thậm chí thường lên đến 400 triệu - 1 tỷ, nếu bạn muốn mở quán với quy mô trung bình, lớn, phát triển thương hiệu bài bản và cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường. 

Chi phí mở quán trà sữa chi tiết gồm những khoản nào? Hãy cùng chúng tôi tính toán cụ thể hơn trong phần tiếp theo của bài viết.

2. Tính toán chi phí mở quán trà sữa

2.1 Chi phí thuê mặt bằng mở quán trà sữa

Chi phí cho mặt bằng thường chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tất cả các chi phí mở quán trà sữa, rơi vào khoảng 30% tổng các khoản phải chi. Bởi thông thường bạn sẽ không trả theo tháng mà phải ký hợp đồng dài hạn 3 tháng - 6 tháng - 1 năm kèm 1 tháng tiền cọc. Số tiền thuê nhà thường là 7 - 20 triệu đồng/tháng, như vậy nếu ký ít nhất 3 tháng bạn cần chi 21 - 60 triệu đồng.

Tuy vào định hướng của quán, bạn sẽ lựa chọn mặt bằng phù hợp với mức giá có thể chấp nhận được. Tất nhiên những mặt bằng ở khu vực đông dân cư, mặt tiền đẹp, chỗ để xe rộng rãi thường có phí thuê cao, chủ quán nên cân nhắc khả năng tài chính và các ưu điểm mà mặt bằng mang lại trước khi đặt bút ký hợp đồng.

Nếu bạn kinh doanh trà sữa tại nhà hoặc kinh doanh trà sữa vỉa hè thì sẽ tiết kiệm được phí thuê cửa hàng, tuy nhiên hai hình thức này cũng có nhiều bất lợi như không gian chật chội, không ổn định, không phục vụ được khách tại chỗ...

2.2 Chi phí xây dựng thương hiệu hoặc mua nhượng quyền thương hiệu trà sữa

chi phí mở quán trà sữa

Nếu bạn tự mình xây dựng thương hiệu trà sữa mới, bạn cần chi một khoản tiền từ 15 triệu để thiết kế bộ nhận diện, đăng ký thương hiệu, in ấn nhận diện. Số tiền này có thể tiết kiệm được nếu bạn thiết kế nhận diện thương hiệu đơn giản, hoặc tăng lên rất nhiều, lên đến hàng chục triệu tùy vào yêu cầu của bạn với đơn vị thiết kế.

Ngoài ra bạn có thể lựa chọn hình thức nhượng quyền kinh doanh. Bạn sẽ liên hệ với các thương hiệu trà sữa nổi tiếng trên thị trường để mua nhượng quyền. Bạn được sử dụng thương hiệu có sẵn, được hưởng lượng khách hàng có sẵn, được hỗ trợ về công thức, thiết bị, quy trình hoạt động… Giá nhượng quyền tùy thuộc vào thương hiệu, thường từ 100 triệu đến 3 tỷ.

Xem thêm về nhượng quyền kinh doanh quán cafe, trà sữa.

2.3 Chi phí thi công, trang trí quán trà sữa

chi phí mở quán trà sữa

Hiện nay chi phí thiết kế, thi công, trang trí quán trà sữa thường nằm trong khoảng trên dưới 100 triệu. Tất nhiên các quán trà sữa có diện tích lớn, nhiều tầng, hoặc theo phong cách sang trọng sẽ tốn nhiều chi phí hơn, lên đến 500 triệu - 1 tỷ đồng. Lời khuyên cho bạn để sử dụng nguồn vốn hiệu quả ở bước này là tham khảo nhiều đơn vị khác nhau, trực tiếp xem sản phẩm nội thất, so sánh giá sáng suốt trước khi thuê. 

2.4 Chi phí mua nguyên liệu và thiết bị

Các thiết bị cho quán trà sữa thường có giá như sau:

  • Bình ủ trà: 1 triệu đồng/ bình, cần 2-3 bình

  • Máy xay chuyên dụng: 3 - 5 triệu

  • Tủ lạnh: 5 triệu

  • Dụng cụ pha chế như bình lắc, thìa đong, cân, bình xịt kem, máy đánh kem: 1 triệu

  • Cốc, ly nhựa, ống hút số lượng lớn: 1 triệu  

  • Máy dập nắp: 10 triệu

  • Két đựng tiền, máy tính, máy in bill, giấy in: 10 triệu

Các nguyên liệu quán trà sữa nào cũng cần là trà, đường, bột kem sữa, sữa tươi, kem tươi, các loại siro, các loại topping. Tổng chi phí cho các loại nguyên liệu tùy thuộc vào khối lượng mà bạn mua, trung bình khoảng 4-5 triệu cho đợt đầu.

2.5 Chi phí thuê nhân sự

Nhân sự là một yếu tố rất quan trọng và chi phí cho nhân sự cần được duy trì đều đặn hàng tháng. Dưới đây là mức lương phổ biến cho một số vị trí trong quán trà sữa:

  • Quản lý: 8 - 10 triệu

  • Nhân viên pha chế, thu ngân, phục vụ part time: 2 - 3 triệu

  • Nhân viên pha chế, thu ngân, phục vụ part time: 5 - 7 triệu

  • Bảo vệ: 5 triệu

  • Các nhân sự khác như kế toán, nhân viên marketing nếu có: 7-10 triệu

chi phí mở quán trà sữa

2.6 Chi phí marketing cho quán trà sữa

Không có các hoạt động marketing bạn sẽ khó cạnh tranh được với rất nhiều thương hiệu trà sữa khác đã có mặt trên thị trường. Chi phí marketing của mỗi thương hiệu trà sữa là không cố định, bởi mỗi quán sẽ lựa chọn các hình thức khác nhau. 

Hãy tham khảo một số phương án sau:

  • Phí thiết kế, in các ấn phẩm như tờ rơi, voucher, biển hiệu, băng rôn: 1 - 2 triệu

  • Phí quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến: 5 - 10 triệu/đợt quảng cáo

  • Phí mời KOLs quảng bá cho quán: 2 - 10 triệu hoặc nhiều hơn nữa tùy vào độ nổi tiếng của KOLs

  • Phí làm các video quảng cáo, làm nội dung đăng tải trên mạng xã hội, báo chí: khoảng 7 triệu cho nội dung, giá video tùy thuộc vào yêu cầu của bạn. 

  • Phí đưa quán lên các ứng dụng giao hàng phổ biến tùy thuộc vào đối tác.

chi phí mở quán trà sữa

2.7 Chi phí khai trương quán trà sữa

Chi phí cho giai đoạn khai trương bao gồm các hạng mục như thuê trang trí, làm biển hiệu, thuê ban nhạc, hoạt náo viên, chạy quảng cáo, ưu đãi, quà tặng cho khách hàng… Tùy vào quy mô quán và quy mô buổi khai trương, số tiền có thể dao động từ 10 đến hàng trăm triệu đồng.

2.8 Chi phí vận hành

Chi phí vận hành bao gồm các khoản để duy trì quán như tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền phí vệ sinh. Các quán thường chi 10 - 20 triệu cho các khoản trên, thậm chí nhiều hơn nếu quy mô quán lớn.

2.9 Chi phí dự phòng

Ngoài các loại chi phí trên, mỗi quán cần có một quỹ dự phòng để sử dụng cho các khoản như bồi dưỡng nhân viên, đóng góp cho khu dân cư xung quanh quán, nộp phạt nếu vi phạm, thay thế các vật dụng, thiết bị hỏng, ứng trước một số chi phí phát sinh trong quá trình vận hành.

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ với bạn các chi phí cơ bản nhất của một quán trà sữa. Mô hình quán trà sữa hiện nay rất đa dạng về quy mô và hình thực, vì vậy chi phi cho mỗi quán thường có sự khác biệt lớn.

Điều quan trọng là người quản lý quán cần biết dự tính chi phí, quản lý dòng tiền ra và cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng nguồn vốn. Đừng vội chạy theo những ý tưởng, phương án ban đầu, bạn nên xem xét nhiều đơn vị thi công, thiết kế, cung cấp nguyên vật liệu khác nhau để có cái nhìn tổng thể, từ đó chi tiền đúng việc, đúng mức và hiệu quả. Chúc các bạn thành công trong kinh doanh trà sữa.

Có thể bạn quan tâm: 10 bước mở quán trà sữa thành công

Đang xem: Chi phí mở quán trà sữa là bao nhiêu?